Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là gì?

26/02/2022

Xây dựng thương hiệu luôn đóng vai trò như bước lên tảng để khách hàng có thể nhận diện sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Theo như một nghiên cứu thống kê của Nielson, có đến 59% Khách hàng hãy lựa chọn mặt hàng của thương hiệu họ đã tin tưởng.

Một doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu muốn cạnh tranh với những nhãn hàng lớn đòi hỏi phải sở hữu một đủ thương hiệu mạnh.

Vậy nên lựa chọn chiến lược xây dựng thương hiệu nào khi sở hữu một ngân sách hạn hẹp? Để xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Hiểu đúng về thương hiệu (brand)

Brand hay thương hiệu có thể hiểu như một thước đo để đánh giá cảm nhận chung nhất của khách hàng về một doanh nghiệp hay cá nhân nào đó.

Muốn sở hữu một thương hiệu có sức ảnh hưởng nhất định phải có sự phối hợp của phương tiện truyền thông , cải thiện trải của khách hàng thông qua nhiều phương tiện. Chẳng hạn như:

- Showroom giới thiệu sản phẩm hoặc hệ thống văn đại diện.
- Tăng sự nhận diện cho thương hiệu thông qua bao bì, banner, tờ rơi.
- Kết hợp giữa website và hình thức marketing online.
- Tập trung cho hệ thống content đạt chất lượng nhất.
- Đầu cho khâu chốt sale, khuyến mãi và hậu mãi.

Tỷ phú Jeff Bezos từng khẳng định “Thương hiệu là tất cả những thứ mà người nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”. Hiểu đơn giản là thương hiệu chính là danh tiếng mà doanh nghiệp bạn tạo dựng được.

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình tạo lập nhận thức thông hệ thống chiến dịch, chiến thuật. Nhằm mục tiêu cuối cùng là tạo dựng chất riêng, chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.

Tạo thương hiệu cho sản phẩm hay dịch vụ luôn cần thời gian và tiền bạc. Một kế hoạch xây dựng thương hiệu cần thực thi bởi đội ngũ con người cho chuyên môn về marketing, phân tích thị trường. Cùng với đó là sự phối hợp của mạng lưới kênh truyền thông tiếp thị.

Kênh tiếp thị ở đây có thể bao gồm cả phương thức marketing truyền thống (quảng cáo truyền hình, tờ rơi, tổ chức các buổi event lớn,influencer marketing,....) và digital marketing. Trong đó áp dụng digital marketing đang là xu hướng tiếp thị lĩnh xướng trong vài năm gần đây.

Đến đây, hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu rõ branding là gì. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm về thành tố quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu.

Các yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu (branding)

Bốn thành tố cơ bản trong xây dựng thương hiệu bao gồm triết lý và thông điệp, sự nhận diện thương hiệu, nền tảng vững chắc trên thế giới mạng. Và cuối cùng là đưa thông điệp thấm nhuần mọi bộ phận của doanh nghiệp.

Triết lý và thông điệp

Triết lý và thông điệp mỗi doanh nghiệp tạo dựng cần phải đảm bảo tính nhất quán, mạnh mẽ và cụ thể. Có như vậy khách hàng mới có thể định vị bạn là ai, vì sao họ phải chọn lựa sản phẩm dịch vụ của bạn.

Khi thiết lập thành tố này, bạn cần cho mọi người thấy rõ đặc trưng của thương hiệu, điểm khác biệt của bạn so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Khi tạo dựng tagline (một thông điệp ngắn nhưng đầy mạnh mẽ), hãy cho khách hàng cảm nhận được nhiệt huyết và tinh thần của doanh nghiệp.

Mặc dù không phải là một phần bắt buộc nhưng tagline lại giống như lực đẩy tăng tốc độ lan tỏa của thông điệp chính.

Đầu tư cho bộ phận nhận diện thương hiệu

Khi đã sở hữu một triết lý và thông điệp rõ ràng, tiếp đến bạn cần triển khai chúng sang một hình thái mới.

Cụ thể ở đây là phần hình ảnh để nhận diện thương hiệu trong đó phần logo cần đóng vai trò trọng tâm.

Logo giữ nhiệm vụ chính trong việc truyền tải thông điệp thông qua hình ảnh. Khâu thiết kế logo phải thực hiện theo quy trình tối ưu từ hình ảnh, font chữ, màu sắc theo đúng tính chất mà thương hiệu hướng đến.

Sau khi đã tạo lập xong logo, bạn hãy tạo thêm Brand Guidelines để đảm bảo tính toàn vẹn cho logo.

Logo thương hiệu sẽ xuất hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này. Khi nhắc đến thương hiệu nào đó thì phần hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu khách hàng chắc chắn là logo.

Vậy nên, quy trình thiết kế và phân phối logo đến các hoạt động, dịch vụ của doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng.

Nền tảng cơ sở vững chắc trên internet

Trước sự bùng nổ của hệ thống mạng internet, mỗi doanh nghiệp cần tạo dựng một cơ sở vững vàng trên thế giới mạng. Website sẽ đóng vai trò như một trụ sở của doanh nghiệp trên mạng internet.

Từ mạng website, sản phẩm và nội dung thông tin doanh nghiệp có khả năng tiếp cận hàng triệu khách hàng. Đây cũng được xem như cứ địa để bạn triển khai các chương trình bán hàng, giới thiệu mặt hàng dịch vụ mới.

Đưa nền tảng thương hiệu thấm nhuần mọi bộ phận trong doanh nghiệp

Đừng chỉ chăm chăm gia tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu từ bên ngoài mà quên đi việc phổ cập trong chính doanh nghiệp của bạn. Bạn phải đảm bảo rằng mọi bộ phận, nhân viên cần thấm nhuần triết lý của thương hiệu.

Chính đội ngũ nhân viên sẽ là người thể hiện và truyền tải tính chất của thương hiệu thông qua mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Từ khâu tư vấn khách hàng cho đến chăm sóc khách hàng, chất riêng của thế thương hiệu luôn cần thể hiện rõ.

Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa

Lâu nay rất nhiều người trong chúng ta vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa.

Tuy nhiên nếu xét chi tiết về tất cả các khía cạnh thì nhãn hiệu và thương hiệu rất khác biệt nhau.

Bảng so sánh giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Tiêu chí so sánhNhãn hiệu
Thương hiệu
Tính pháp lýĐược bảo hộ bản quyềnKhông thuộc đối tượng được bảo hộ bản quyền
Tính trường tồnTồn tại ngắn hạn, dễ thay đổiTồn tại lâu dài
Tính hữu hìnhCó thể nhận biết qua thị giácKhông nhìn thấy bằng mắt thường nhưng thông qua cảm nhận
Về mặt giá trịCó thể định giáRất khó định giá
Về mặt hình thànhChỉ cần làm thủ tục đăng kýĐòi hỏi một quá trình xây dựng trong thời gian dài

Tóm lại, nhãn hiệu giống như một thực thể có thể quan sát bằng mắt thường giúp khách hàng nhận diện phần nào thương hiệu.

Ngược lại, thương hiệu lại giống như giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo dựng được sau cả một quá trình dài hoạt động.

Nhãn hiệu rất dễ thay đổi hoặc mua bán nhưng thương hiệu thì không. Bởi đó chính là danh tiếng cho biết bạn là ai, tính tồn tại của thương hiệu gần vĩnh viễn cho dù doanh nghiệp không còn hoạt động.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu mạnh?

Bình luận bài viết

Tư vấn online