Khái niệm xây dựng thương hiệu công ty hay xây dựng thương hiệu cá nhân hẳn không còn xa lạ với chúng ta.
Sở hữu một thương hiệu đậm chất riêng giúp mọi người định hình về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn. Vậy vì sao cần làm thương hiệu?
Tạo dựng sự khác biệt cho doanh nghiệp
Khi bước vào một siêu thị, khách hàng sẽ có muôn vàn sản phẩm để lựa chọn. Lúc này, bạn cần phải làm điều gì đó để người mua quyết định chọn mua sản phẩm mà tác nghiệp bạn cung cấp.
Yếu tố thương hiệu khi đó bắt đầu phát huy tác dụng và tạo lợi thế cạnh tranh cho từng mặt hàng.
Như vậy, muốn trở nên khác biệt thì doanh nghiệp của bạn phải sở hữu một thương hiệu đủ mạnh để ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Đây chính là đặc điểm để mọi người phân biệt các loại hình sản phẩm dịch vụ của nhiều doanh nghiệp.
Thương hiệu góp phần quan trọng nâng cao giá trị
Thương hiệu chính là danh tiếng, giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp hay một cá nhân nào đó.
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao đồ của của Chanel đắt nhưng vẫn là khát khao của mọi tầng lớp? Tại sao giữa muôn vàn sản phẩm smartphone chạy Android mà người ta vẫn tin tưởng lựa chọn smartphone của Apple?
Điểm mấu chốt ở đây không gì khác ngoài yếu tố thương hiệu. Tất nhiên chất lượng sản phẩm dịch vụ của những thương hiệu đó không có gì để bàn cãi.
Điểm làm cho một doanh nghiệp hay cá nhân trở nên khác biệt là biệt biến hóa chất riêng của họ trở thành thương hiệu và tìm kiếm tiền được giá trị từ nó.
Tạo tự môi trường liên kết giữa thương hiệu & khách hàng
Thương hiệu không chỉ là danh tiếng mà nó còn tạo ra một môi trường thuận lợi để doanh nghiệp liên kết với khách hàng.
Chẳng hạn không phải người dùng smartphone nào cũng sở hữu một chiếc điện thoại IPhone của Apple nhưng phần lớn mọi người đều đã từng ít nhất một lần nghe đến thương hiệu Apple.
Trong trường hợp này, chính thương hiệu đã vô hình tạo ra một môi trường liên kết với khách hàng.
Trong số người được kết nối với thương hiệu sẽ có không ít người trở thành khách hàng tiềm năng hoặc chính thức của doanh nghiệp.
Thương hiệu uy tín giúp tạo niềm tin với khách hàng
Niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp cần một quá trình dài để tạo dựng. Thương hiệu là một trong những yếu tố để tạo uy tín với khách hàng.
Cùng với một dòng sản phẩm có chất lượng và giá cả ngang nhau nhưng sản phẩm nào đến từ thương hiệu tiếng tăm hơn luôn bán chạy hơn. Điều đó cho thấy sức mạnh của giá trị thương mại lớn đến cỡ nào.
Cách thức xây dựng thương hiệu cơ bản nhất
Xây dựng chiến lược thương hiệu chưa bao giờ là việc dễ dàng với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Cách xây dựng thương hiệu mà mỗi doanh nghiệp áp dụng không hề giống nhau.
Tuy nhiên về cơ bản, các bước xây dựng thương hiệu theo hướng chung nhất thường diễn ra theo 10 bước chính.
Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
Mục đích cuối cùng của việc tạo dựng thương hiệu luôn là tìm kiếm khách hàng, gia tăng tỷ lệ quy đổi đơn hàng về lâu về dài.
Do đó khách hàng phải được đặt ở vị trí trọng tâm. Mọi chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần phải xoay đối tượng mục tiêu nhất.
Điểm hiển nhiên bạn không thể nào bao quát toàn bộ tất cả nhóm đối tượng khách hàng trong cùng một phân khúc thị trường. Kiểu tiếp thị đại trà đã không còn hợp thời.
Thay vào đó, người hoạch định chiến lược marketing để xây dựng brand chỉ tập trung vào một vài nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.
Tỷ lệ thành công của một chiến dịch xây dựng thương hiệu quyết định lớn bởi tính cụ thể trong việc chọn lọc đối tượng.
Theo đó, trong bước lên danh sách khách hàng mục tiêu, bạn cần nắm rõ thông tin về nhân khẩu học cơ bản như:
- Tuổi tác
- Đặc điểm giới tính
- Vùng miền sinh sống
- Mức thu nhập
Tham khảo về trình độ học vấn
Từ những thông tin cơ bản trên, người hoạch định chiến lược có thể phần nào phân tích dự đoán thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Sau đó đề ra chương trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi đánh trúng mục tiêu.
Tuyên bố sứ mệnh trọng tâm cho thương hiệu
Khi đã xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, việc tiếp theo cần làm là tuyên bố sứ mệnh trọng tâm nhất của thương hiệu.
Có nghĩa bạn phải tìm cách diễn đạt mục tiêu và khát khao mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Để khách hàng tin tưởng thì trước doanh nghiệp của bạn cần phải hiểu rõ giá trị mà họ muốn được đem lại.
Từ logo, câu slogan cho đến hoạt động mà doanh nghiệp triển khai phải có tính toán. Tất cả chúng sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp bạn định hình.
Khi ai đó hỏi doanh nghiệp của bạn đang làm gì, bạn chỉ cần đáp lại bằng chính sứ mệnh đã tạo lập ban đầu.
Hãng dụng cụ và thời trang thể thao Nike nổi tiếng với câu slogan “Just Do It”. Thế nhưng không nhiều người biết rằng sứ mệnh chính của thương hiệu này là truyền cảm sáng tạo cho mọi thế hệ vận động viên trên toàn cầu.
Chính sự hoạt động, sáng tạo không ngừng nghỉ bám sát sứ mệnh đã giúp Nike có chỗ đứng vững chắc như ngày nay.
Tiến hành khảo sát phân tích thị trường, thương hiệu khác
Người xưa có câu “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, điều này vẫn đúng trong bối cảnh xây dựng thương hiệu ở kỷ nguyên số.
Bạn chỉ thực sự thành công khi triển khai chiến lược tạo giá trị doanh nghiệp khi biết rõ đối thủ của mình đang làm gì, điểm mạnh và điểm yếu của họ.
Bạn hãy tiến hành khảo thương hiệu của đối thủ bằng việc làm cụ thể. Chẳng hạn như thiết lập bảng điều tra thu nhập thông tin cơ bản như:
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của đối thủ
- Kênh quảng bá và chiến lược tiếp thị họ đang áp dụng
- Đánh giá của khách hàng về sản phẩm
- Triết lý và thông điệp của họ như thế nào
Sau đó, hãy chọn lọc ra khoảng 2 đến 4 đối tượng trực diện nhất rồi đưa ra đánh giá, phân tích. Cuối cùng rút ra kinh nghiệm cho chính quá trình tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
Tạo dựng chất riêng cho thương hiệu
Chìa khóa duy nhất cho sự thành công của một thương hiệu là cho khách hàng thấy rõ sự khác biệt, độc đáo. Vì thế đứng cố copy chiến lược bản sắc của đối thủ mà thay vào đó hãy học hỏi có chọn lọc và làm bật lên chất riêng của bạn.
Chất riêng của thương hiệu sẽ được thể hiện qua chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, triết lý và thông điệp,..
Thiết kế logo và câu slogan cho thương hiệu
Logo và câu slogan thu hút là 2 yếu đầu tiên mà mọi người tiếp cận đến doanh nghiệp chứ không phải triết lý hay thông điệp. Do đó, khâu thiết kế logo và sáng tạo logo cần đặc biệt được đầu tư.
Nếu gặp khó khăn hoặc bí ý tưởng cho khâu tạo logo và nghĩ ra một câu slogan chuẩn chất, bạn nên thuê một bên agency. Khi thiết kế logo hãy đề cao tính đơn giản, dễ nhận diện, không lạm dụng màu sắc hay hình khối phức tạp.
Tìm kiếm một tiếng nói riêng cho thương hiệu
Mỗi thương hiệu cần sở hữu giọng nói riêng bám sát sứ mệnh, ngành nghề kinh doanh. Bạn có xây dựng tông giọng theo hướng chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng, thân thiện, thiên về dịch vụ quảng cá,.. Nên nhớ rằng giọng điệu bạn lựa chọn phải phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. Có như vậy việc kết nối với khách hàng mới trở nên thuận lợi.
Tất cả nội dung truyền tải trên website, trang mạng xã hội, sự kiện online hoặc offline,.. Cần giữ được tiếng nói riêng để người tiếp cận dễ định hình về thương hiệu nhất.
Xác định thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng
Thông điệp cần truyền tải đến khách hàng phải đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ nhưng vẫn xúc tích thể hiện rõ tính chất sản phẩm dịch vụ. Phần thông điệp này cần có sự liên quan chặt chẽ với tông giọng đã lựa chọn.
Thông điệp elevator pitch không hoàn toàn giống với logo hay tagline. Bởi nó khẳng định bạn là ai, cung cấp mặt hàng gì, vì sao mọi người cần quan tâm. Đây được xem như cầu nối kết nối giữa khách hàng và kích thích cảm xúc của họ.
Điều tối quan trọng khi xây dựng thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng là không nên quá nhấn mạnh vào sản phẩm. Mà thay vào đó hãy cho khách hàng thấy vì sao sản phẩm đó quan trọng với họ.
Giúp cho cá tính của thương hiệu tỏa sáng nhất
Ở bước này hãy giúp cá tính của thương hiệu tỏa sáng nhất có thể. Cá tính của thương hiệu cần thể hiện ở tất cả khía cạnh.
Và bạn nên nhớ rằng cá tính thương hiệu phải có tính nhất quán từ tông giọng khi tương tác với khách hàng, phong cách mô tả sản phẩm dịch vụ,..
Tạo tính đồng điệu & tích hợp thương hiệu vào doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình không có điểm dừng. Muốn thương hiệu phủ sóng ở mọi khía cạnh liên quan đến doanh nghiệp.
Chẳng hạn khi khách hàng tìm đến showroom giới thiệu sản phẩm của bạn thì hình ảnh thương hiệu cần có mặt trên bao bì sản phẩm, danh thiếp, đồng phục nhân viên,...
Không dừng lại ở đó, thương hiệu cần phải phủ sóng trên các mặt trận digital như website, công cụ tìm kiếm Google, mạng lưới social media,.. Kênh truyền tải này giúp thương hiệu lan tỏa trên diện rộng,..
Tính nhất quán & trung thành cho thương hiệu
Tính nhất quán và kiên định với mục tiêu đã định ra giúp thương hiệu luôn giữ được bản sắc riêng, tạo dựng được nhóm đối tượng khách hàng trung thành nhất định. Nếu thay đổi chiến lược luôn xoành xoạch có nghĩa bạn đang bối rối trong triển khai chiến lược.
Do vậy một khi đã định hình rõ triết lý, thông điệp, giọng điệu của thương hiệu, cách thức triển khai,.. Bạn nên thực hiện một cách kiên định với mục tiêu đề ra.
Tất nhiên trong quá trình thực hiện bạn đôi lúc cần điều chỉnh một vài chi tiết để thích nghi với tình hình thực tế. Tuy nhiên hãy nhớ rằng phải bám sát mục tiêu và sứ mệnh.
Bình luận bài viết